Cung cấp carton lót container

Là một phần không thể thiếu của các dây chuyền sản xuất hàng hóa công nghiệp, thùng carton hay thùng giấy bìa cứng từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, ưu nhược điểm, quy trình sản xuất thùng carton cũng như các công ty chuyên sản xuất in thùng giấy carton nhé

Bao bì carton là gì?

Bao bì carton hay còn gọi là thùng carton là loại bao bì rất phổ biến trên thị trường, được làm từ giấy bìa carton.
Bao bì carton dùng để đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa, giúp lưu trữ và bảo vệ sản phẩm bên trong bởi những va đập khi vận chuyển. Hiện nay, loại bao bì này được quan tâm, đầu tư thiết kế ra những mẫu mã mới, đẹp và có thêm chức năng làm thương hiệu.
Giấy bìa carton cứng là loại giấy dùng để sản xuất ra thùng carton, được tạo ra từ giấy tái chế. Sau khi xử lý tại nhà máy, loại giấy tái chế này bị nghiền thành bột, trải qua các công đoạn chạy sóng, cắt, in ấn, đóng ghim trở thành thùng carton.
Giấy bìa carton có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và lớp lót, có loại lên đến 9 lớp (5 lớp lót và 4 lớp sóng).


Thành phần 

Giấy bìa carton được chia làm 2 loại:
  • Giấy carton thông thường: trong thành phần carton có khoảng 74% giấy, 22% polyethylene và4% nhôm.
  • Giấy Carton sử dụng trong môi trường nhiệt độ thấp: khoảng 80% giấy và 20% polyethylene.
Giấy bìa carton cứng hơn nhiều so với những loại giấy thông thường, nó là một loại giấy khá bền, có tính chịu tải cao và được các nhà sản xuất bao bì ưa chuộng.
Giấy carton cứng mặc dù vẫn có thể dễ thắm nước và dễ rách hơn so với các nguyên liệu khác, nhưng tính thân thiện môi trường lại cực kì cao. Vì vậy hiện nay, loại giấy carton cứng này vẫn đang được sử dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp.


Tác dụng của giấy bìa carton cứng

  • Giấy bìa carton cứng được sử dụng làm bao bì để bảo quản và bảo vệ hàng hóa.
  • Giấy carton cứng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa.
  • Tạo điều kiện cho việc quảng cáo sản phẩm, là một trong những phương tiện thông tin về hàng hóa.
  • Là một trong những nguyên liệu bền, dẻ, thân thiện với môi trường được sử dụng phổ biến trong nhu cầu cuộc sống thường ngày
  • Giấy carton cứng được sử dụng để làm các loại bao bì sản phẩm:
  • Bao bì kín: chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành hai môi trường: môi trường trong và môi trường ngoài.
  • Bao bì hở: bao gói trực tiếp thực phẩm hoặc bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm.
Ngày nay, có rất nhiều loại bao bì được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, loại bao bì đảm bảo về sinh môi trường nhất chính là bao bì làm từ giấy bìa carton cứng

Ưu và nhược điểm của bao bì carton 

– Ưu điểm

  • Tính bền cơ học
  • Nhẹ
  • Dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường
  • Tái sinh dễ dàng
  • Rẻ tiền

– Nhược điểm

  • Dễ rách
  • Thấm nước

Chức năng của giấy bìa carton cứng

  • Chức năng bảo vệ: Bảo vệ cho sản phẩm chống lại mọi tác động của môi trường bên ngoài: khí hậu, vi sinh vật… Đảm bảo cho người dùng biết rằng nội dung đã không có can thiệp, thay đổi trong suốt dây truyền
  • Giấy bìa carton cứng giúp Củng cố, lưu trữ, vận chuyển: Sản phẩm được đóng gói sau đó được nhóm lại để hình thành các đơn vị xử lý cơ học lớn hơn. Chức năng quan trọng nhất của bao bì giấy là chức năng vận chuyển
  • Phân phối, sử dụng, lưu trữ: Các đơn vị vận tải đước “ tách “ để hình thành các đơn vị phân phối phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người dùng để tăng thời gian để, mở, đóng, để cửa hàng… Có thể kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm dễ hư hỏng, bảo đảm các vitamin và dinh dưỡng.
  • Chức năng thông tin: tên nhãn hiệu, nhà sản xuất, thành phần, hạn sử dụng. Mỗi bao bì cũng là một phương tiện thông tin pháp luật.
  • Sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất dữ…
  • Giấy carton cứng có hức năng giao tiếp: Chất lượng của giấy và carton đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và hấp dẫn thị giác của thương hiệu của một sản phẩm
  • Chức năng môi trường: Đó là chức năng tái chế rất hữu hiệu của giấy bìa carton cứng, xin đừng vứt chúng!

Quy trình sản xuất thùng carton

Bước 1: Chọn giấy nguyên liệu

Khi đặt hàng làm giấy carton, hai yếu tố mà bạn cần quan tâm là định lượng giấy và nguồn gốc của giấy.
Định lượng của giấy được hiểu là khối lượng giấy nhất định trên một đơn vị diện tích (m2). Số đo tạm cho định lượng giấy là LBS. Chỉ số này càng cao thì độ bền và chất lượng giấy càng tốt.
Thông thường, người ta thường chọn loại giấy có định lượng cao hơn cho lớp bề mặt vì đó cũng là phần chịu tác động nhiều nhất trong quá trình sử dụng. Loại giấy định lượng cao thường được nhiều người lựa chọn cho lớp ngoài cùng là 220 LBS – 275 LBS. Đối với các mặt hàng xuất khẩu, người ta có thể chọn lớp giấy có chất lượng tốt hơn và phủ lớp bột gỗ để chống thấm, chống ẩm…Đương nhiên chi phí bỏ ra cho quy trình sản xuất bao bì sản phẩm này cũng tốn kém hơn nhiều.
Tiếp theo là lớp giấy ruột (hay còn gọi là giấy XEO). Bạn có thể sử dụng loại giấy định lượng thấp hơn so với lớp vỏ ngoài hoặc vẫn dùng loại có định lượng tốt tùy nhu cầu. Nhưng thông thường lớp giấy ruột được nhiều người lựa chọn có định lượng từ 135 LBS – 185 LBS. Nếu muốn đảm bảo lớp ruột tốt hơn, bạn có thể chọn loại giấy có định lượng 150 LBS trở lên.
Một yếu tố khác cần quan tâm trong quy trình sản xuất bao bì sản phẩm là nguồn gốc các loại giấy. Nhiều người quan niệm, các loại giấy có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tiên tiến như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan…sẽ có chất lượng tốt nhất. Mỗi nước lại sản xuất nhiều loại giấy khác nhau từ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3…tùy nhu cầu. Thông thường, lớp mặt ngoài sẽ sử dụng các loại giấy có nguồn gốc từ các nước tiên tiến còn mặt giấy trong có thể chỉ dùng loại giấy có định lượng thấp hơn (cấp độ 2,3) hoặc giấy được sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí.
Những ngành sản xuất khác nhau cũng sẽ yêu cầu quy trình sản xuất bao bì khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm. Ví dụ, công ty nội thất nhất là nội thất gỗ cao cấp thường chọn loại giấy định lượng cao dể hàng hóa không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển. Nhưng đối với những mặt hàng khối lượng nhẹ như may mặc thì loại giấy sử dụng sẽ có định lượng thấp hơn. Cũng vậy, các doanh nghiệp hàng xuất khẩu thì thường có nhiều yêu cầu hơn trong quy trình sản xuất bao bì sản phẩm so với các công ty chỉ tiêu thụ trong nước.

Bước 2: Chạy giấy sóng

Trong quy trình sản xuất bao bì, hai loại giấy carton được sử dụng nhiều nhất là giấy 3 lớp và giấy 5 lớp.
Để sản xuất thùng carton 3 lớp khá đơn giản khi chỉ cần một đấu máy chạy giấy 2 lớp rồi chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng. Công đoạn cuối cùng này sẽ tạo ra những những tấm giấy carton 3 lớp hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất bao bì carton 5 lớp phức tạp hơn khi phải chạy sóng giấy 2 lớp qua 2 đầu máy rồi mới chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng. Nhưng dù là thùng carton 3 lớp hay 5 lớp thì nguyên liệu để tạo ra những tấm giấy này cũng phải dựa theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài lớp giấy 3 lớp và 5 lớp, quy trình sản xuất bao bì cũng có thể chạy để tạo ra giấy 2 lớp, 4 lớp, 6 lớp và cả giấy 7 lớp tuy nhiên các loại giấy này khá ít người lựa chọn. Chỉ khi có khách đặt hàng thì các công ty sản xuất bao bì carton mới chạy theo yêu cầu.
Trong quy trình chạy giấy sóng, nhà cung cấp cũng cần hết sức chú trọng việc chọn sóng giấy. Bởi điều này quyết định đến độ cứng, độ đàn hồi và cả độ bục của giấy carton. Các loại sóng giấy cơ bản bao gồm sóng A, sóng B, sóng C, sóng E… Khi các loại này kết hợp lại với nhau ta có giấy carton khác sóng như AB hay BC hoặc trùng sóng như B – B hay E – E.

Bước 3: Cắt giấy

Sau khi có giấy carton 3 lớp và 5 lớp, các công ty bao bì sẽ tạo ra các thùng bìa carton theo kích thước khách hàng yêu cầu hoặc cắt thành giấy tấm để bán lại cho các công ty bao bì nhỏ không thể tự mình chạy quy trình sản xuất bao bì sản phẩm.
Để cắt được giấy tấm đúng như kích thước yêu cầu, nhân viên kỹ thuật sẽ phải điều chỉnh các thông số trên máy chạp giấy. Có thông số chính xác rồi, máy chạp giấy sẽ chạy ra những giấy tấm theo đúng yêu cầu kích thước mà khách hàng cần. Như vậy, về cơ bản, giấy carton tấm đã hoàn thành.

Bước  4: In thùng giấy carton

Công việc tiếp theo trong quy trình sản xuất là in những thông tin liên quan đến sản phẩm, nhãn hàng lên thùng giấy carton. Đây không chỉ là cách để đưa thông tin của doanh nghiệp mình tiếp cận với khách hàng mà thông qua các hình ảnh sản phẩm, tên tuổi nhãn hàng cũng được quảng bá mạnh mẽ hơn. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hình ảnh, chữ viết cũng như số lượng sản phẩm để tiến hành in thủ công hay in máy.

Bước 5: Đóng ghim, dán keo

Khi tất cả các công đoạn trên đã hoàn tất, khâu cuối cùng là đóng ghim và dán keo. Người ta thường sử dụng keo hoặc ghim gắn 2 đầu của mảnh giấy carton để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó, tiến hành kiểm tra đối chiếu kích thước cũng như các chi tiết với yêu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu, việc còn lại chỉ là xếp lại và bán thùng giấy cho khách hàng.